Hiệu quả của bổ sung bánh tăng cường đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6–9 tuổi ở 2 trường tiểu học tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Tác giả: Lê Văn Khoa, Lê Bạch Mai, Phạm Thị Tâm, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Mai Phương
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 15 - Số 3 - Tháng 5/ Vol.15 - No.3 - May - Năm 2019/ Year 2019
Tóm tắt tiếng Việt:

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bổ sung bánh tăng cường đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ 6 – 9 tuổi ở 2 trường tiểu học tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi và đánh giá trước – sau can thiệp trên 557 trẻ 6 – 9 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2012 – 2013. Trẻ em tham gia nghiên cứu được chia làm 3 nhóm và được cho ăn 2 loại bánh khác nhau (chỉ có 1 loại được tăng cường đa vi chất (ĐVC) gồm: Vitamin A, vitamin D, Kẽm, I-ốt và Canxi) trong 6 tháng. Trong đó, nhóm I: 185 trẻ được ăn bánh tăng cương ĐVC, nhóm II: 185 trẻ ăn bánh không được tăng cường vi chất, nhóm III: 187 trẻ không ăn bánh. Tất cả người nghiên cứu và tham gia nghiên cứu không biết được loại bánh nào được tăng cường ĐVC cho đến khi phân tích xong số liệu. Tất cả trẻ được đo cân nặng, chiều cao và đánh giá TTDD trước và sau can thiệp. Đánh giá TTDD của trẻ theo phân loại của WHO 2006 – Z- Score cho trẻ 5 – 10 tuổi. Nhập và xử lý số liệu bằng EpiData 3.1, Anthro Plus của WHO 2005 và Stata 14 (Stata Corp – Texas 77845 USA). Kết quả: Sau 6 tháng can thiệp, cân nặng trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I (ăn bánh không tăng cường đa vi chất) với nhóm III (không ăn bánh) và giữa nhóm II (ăn bánh không tăng cường vi chất) với nhóm III (p < 0,05). Chiều cao trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I, I so với nhóm III và cả nhóm I so với nhóm II (p< 0,05). Z – Score CN/T trung bình giảm xuống có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I và nhóm II so với nhóm III (p < 0,05). Z-score  CC/T trung bình giảm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm II và nhóm III (p < 0,05). Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy ở nhóm được tăng cường đa vi chất (nhóm I) đều được cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng (nhóm II và nhóm II). Kết luận: Can thiệp bằng bánh tăng cường đa vi chất (Vitamin A, vitamin D, kẽm, i-ốt và canxi) là giải pháp có hiệu quả đối với cải thiện TTDD ở học sinh 2 trường tiểu học huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, hiệu quả, tăng cường đa vi chất, học sinh tiểu học, huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ.

Impact of fortified milk bar on nutritional status of children from 6–9 years old in 2 primary school at Co Do district, Can Tho city

Author: Le Van Khoa, Le Bach Mai, Pham Thi Tam, Nguyen Huu Chinh, Nguyen Mai Phuong
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 15 - Số 3 - Tháng 5/ Vol.15 - No.3 - May - Năm 2019/ Year 2019
English summary:

Objective: Evaluate the impact of fortified milk bar on nutrition status of children from 6 – 9 years old in 2 primary school at Co Do district, Can Tho city. Methods: A randomized, double – blind, placebo controlled trial was conducted among 577 primary school children, aged 6 – 9 years, in 2 primary school at Co Do district, Can Tho city, Viet Nam (2012 – 2013). All of them were divided into 3 group: I (185) ate milk bars with multi-micronutrient fortification; II (185) ate milk bars with no fortification and III (187) did not eat any milk bars. The fortified multi – micronutrients in milk bars included vitamin A, vitamin D, zinc, iodine and calcium. All of the people joining the study did not know whether the milk bars were fortified or not until the statistical analysis was done. All of the children were measures weight, height and evaluated the nutritional status before – after the study. Nutritional status was classified by WHO Growth standard 2006. The data were entered and analyzed by EpiData 3.1. Anthro Plus of WHO 2005 and Stata 14 (Stat – aCorp – Texas 77845 USA). Results: After 6 months, average weight of group I (milk- bar with multi-micronutrient fortification) and group II (milk bar without fortification) increased significantly than group III (control) with p < 0.05. Average height of group I and group II increased significantly than group III and between group I, II (P< 0.05). Z-Score for weight (waz) of group I and group II decreased significantly than group III with p < 0.05. Z – Score for height (haz) of group I decreased significantly than group II and III (p< 0.05). The prevalence of underweight, stunting and wasting in intervention group (I) also improved better than control groups (II, III). Conclusions: Multi-micronutrient fortification of milk – bars (including vitamin A, vitamin D, zinc, iodine and calcium) is an effective strategy to improve nutritional status of children from 6 – 9 years old in 2 primary schools at Co Do districts, Can Tho city, Viet Nam.

Keyword: Nutritional status, impact, effective, multi-micronutrient fortification, primary school children, Co Do district, Can Tho city, Viet Nam.