Ứng dụng phương pháp đa công cụ trong đánh giá thị hiếu ở trẻ em trên thức uống dinh dưỡng từ lúa mạch hương cacao

Tác giả: Vũ Thị Minh Hằng, Hoàng Nhật Long, Từ Việt Phú
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 15 - Số 3 - Tháng 5/ Vol.15 - No.3 - May - Năm 2019/ Year 2019
Tóm tắt tiếng Việt:

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích ứng dụng một phương pháp kết hợp đa công cụ trong đánh giá mức độ chấp nhận (thị hiếu) thực phẩm ở trẻ em, nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về thị hiếu của nhóm đối tượng đặc biệt này. Tổng số 100 trẻ em 8 – 12 tuổi đã tham gia nghiên cứu trên sản phẩm thức uống dinh dưỡng từ lúa mạch. Một mặt các em được yêu cầu quan sát bao bì của sản phẩm để đánh giá mức độ ưa thích kì vọng đối với sản phẩm và đánh giá mức độ ưa thích tổng thể đối với sản phẩm (tương đương quá trinh tiêu dùng). Kết quả cho thấy: Sự đồng thuận giữa mức độ ưa thích kì vòng và ưa thích kì vọng và ưa thích tổng thể; Trẻ em 8 – 12 tuổi có khả năng hiểu thang đo thị hiếu 7 mặt cảm xúc, và hiểu các câu hỏi độc lập về mùi và vị như người lớn. Kết quả này mở ra hướng nghiên cứu trực tiếp và toàn diện trên đối tượng trẻ nhỏ, khi mà trẻ em ngày càng là khách hàng mục tiêu của rất nhiều chủng loại sản phẩm thực phẩm.

Từ khóa: Mức độ chấp nhận, ưa thích kì vọng, ưa thích tổng thể, trẻ em, thang đo mặt cảm xúc.

Using a multiple tool method to evaluate children’s preference on nutritional drink from barley added with cocoa flavour

Author: Vu Thi Minh Hang, Hoang Nhat Long, Tu Viet Phu
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 15 - Số 3 - Tháng 5/ Vol.15 - No.3 - May - Năm 2019/ Year 2019
English summary:

The aim of this study was to apply a method of combining multi-tools to evaluate food preference in children, in order to have a comprehensive view of the preference of this particular target group. There were 100 children at 8 – 12 years old participated in research on nutritional drinking products from barley. They were asked to observe the packaging of the product to assess the expected liking (equivalent to the observation and purchase process). On the other hand, the children tasted the product and assessed the overall perceived liking (equivalent to the consumption process). The results showed that: There was a consensus between expected liking and overall perceived liking and overall perceived liking; Children at 8 – 12 years old were able to understand the scale of 7 – sided emotional face, and understand independently questions about smell and taste like adults. This result opens a direct and comprehensive approach on studying of young children preference, when children are in-creasingly targeted customers of many types of nutritional food products.

Keyword: Food preference, expected liking, overall perceived liking, children, emotional face scale.