Cha mẹ cần nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ để không bỏ qua thời điểm tăng chiều cao

Cập nhật: 11/15/2021 - Lượt xem: 12602

Có bốn giai đoạn chính phát triển chiều cao ở trẻ, trong đó, giai đoạn vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời (quyết định 60% chiều cao khi trưởng thành) và giai đoạn tuổi dậy thì (trẻ có thể tăng 8 – 12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi).

 

Dưới đây là thông tin khoa học về các giai đoạn phát triển chiều cao ở trẻ do TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng Trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

 


 

1. Giai đoạn 1000 ngày đầu đời

1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. 1000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

 

1.1 Giai đoạn bào thai

Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng. Thời điểm này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi để xương phát triển chiều cao.

Do đó, trong thai kỳ, đặc biệt sau tháng thứ 4, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết của cơ thể cũng như giúp trẻ đạt chiều cao tối đa khi chào đời, tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.

 

Mẹ bầu nếu cho chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, cân nặng tăng 10-12 kg theo khuyến cáo của Bộ Y tế, em bé sinh ra có thể đạt chiều cao chuẩn > 50 cm.

 


Mẹ bầu nếu có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, nghỉ ngơi hợp lý, em bé sinh ra có thể đạt chiều cao chuẩn > 50 cm.

1.2 Giai đoạn 0-2 tuổi

 

Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là thời điểm tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng của trẻ sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và cân nặng cuối năm thứ nhất sẽ gấp 3 lần cân nặng sơ sinh. 

 

Theo nghiên cứu giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 5 tuổi. 

 

Từ 12-24 tháng tuổi cũng là giai đoạn chuyển sang chế độ ăn dặm nên rất có thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ cả về chiều cao và trí tuệ. 

 

Giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25 cm trong 12 tháng đầu và 10 cm trong năm tiếp theo.

 


Giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm trong năm tiếp theo.

2. Giai đoạn 3 -13 tuổi

 

Sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm, chiều cao của trẻ sẽ tăng 5 – 8 cm trong 1 năm cho đến khi dậy thì, trung bình khoảng 6,2 cm mỗi năm. Mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Đây là giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ ổn định nhất.

 

Việc tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học cũng sẽ tạo bàn đạp cho sự phát triển tốt nhất trong giai đoạn dậy thì sau đó của con.

 

3. Giai đoạn dậy thì

Ở bé nam giai đoạn này bắt đầu từ 11 – 18 tuổi, còn với bé nữ thì thường từ 10 – 16 tuổi. Thời kỳ này có sự khác nhau về độ tuổi phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái. 

 

Cụ thể, trẻ phát triển chiều cao tốt nhất ở 10-16 tuổi đối với nữ và 12-18 tuổi đối với nam. Đây được xem là 1 giai đoạn vàng cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ. 

 

Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tăng 8 – 12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập khác nhau của từng trẻ.

 


Trẻ phát triển chiều cao tốt nhất ở 10-16 tuổi đối với nữ và 12-18 tuổi đối với nam. Đây được xem là 1 giai đoạn vàng cuối cùng để phát triển chiều cao của trẻ.

4. Giai đoạn sau dậy thì 

 

Sau tuổi dậy thì thường chiều cao của trẻ vẫn sẽ tăng nhưng không đáng kể và tăng rất chậm. Chiều cao của trẻ lúc 10 tuổi sẽ quyết định 80% chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy bố mẹ đặc biệt nên chú trọng khẩu phần ăn của trẻ trong giai đoạn dậy thì để chiều cao được phát triển tối ưu nhất.

 

Chiều cao cân nặng theo độ tuổi

Từ 12 tháng đến 23 tháng: Ở giai đoạn này, đối với bé gái chiều cao sẽ giao động trong khoảng từ 74,1cm – 85,1cm tương ứng với cân nặng từ 9,2kg – 11,7kg.

 

Còn nam thì chiều cao sẽ trong khoảng từ 75,7cm – 86,8cm tương ứng cân nặng là 9,6kg – 11,9kg.

 

Từ 2 tuổi đến 12 tuổi: Trong giai đoạn này, đối với nữ chiều cao sẽ tăng trung bình từ 85,5cm – 149,8cm; cân nặng từ 12kg – 41,5kg. Với nam trong thời kỳ này chiều cao là 86,8cm – 149,1cm ứng với cân nặng từ 12,5kg – 39,9kg.

 

Từ 13 tuổi đến 20 tuổi: Thời gian này chiều cao và cân nặng sẽ tăng trưởng chậm hơn. Cụ thể với nữ chiều cao sẽ trong khoảng từ 156,7cm – 163,3cm, cân nặng là 45,8kg – 58kg. Chiều cao của nam giao động từ 156,2cm – 177cm và cân nặng từ 45,3kg – 70,3kg.

 

Những con số trên chỉ mang tính tương đối. Chiều cao cân nặng của bé còn phụ thuộc vào gen di truyền, khu vực sống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày.

 


Sau tuổi dậy thì thường chiều cao của trẻ vẫn sẽ tăng nhưng không đáng kể và tăng rất chậm. Chiều cao của trẻ lúc 10 tuổi sẽ quyết định 80% chiều cao khi trưởng thành.

 

Nguồn: Báo Sức khoẻ đời sống