Cách phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score

Cập nhật: 12/11/2019 - Lượt xem: 30658

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là một nội dung kỹ thuật quan trọng hàng đầu của dinh dưỡng học. Tình trạng dinh dưỡng người có thể được đánh giá thông qua các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc dinh dưỡng. Cho đến nay số đo nhân trắc dinh dưỡng được xem là nhạy, khách quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng.

 

Chúng ta đều biết hậu quả của một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng dẫn tới giảm khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Cơ thể trẻ em đáp ứng với chế độ ăn thiếu dinh dưỡng đó là giảm khả năng hoạt động thể lực và chậm tăng trưởng. Khi thiếu dinh dưỡng ở mức vừa thì các ảnh hưởng trên tăng lên và đồng thời các biểu hiện như gầy còm (wasting) bắt đầu xuất hiện. Ở mức thiếu dinh dưỡng nặng thì các biểu hiện ngừng trệ tăng trưởng, kém hoặc mất khả năng hoạt động thể lực, gầy còm nặng hơn và các biểu hiện lâm sàng xuất hiện (như phù dinh dưỡng, các biến đổi ở da và tóc…) được thấy một cách rõ ràng.

 

Như vậy, việc sử dụng các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt. Trong hoạt động giám sát dinh dưỡng hay theo dõi liên tục diễn biến tình trạng dinh dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng qua các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Hơn thế nữa, phép đo nhân trắc dinh dưỡng không đòi hỏi phương tiện dụng cụ quá đắt tiền và có thể thực hiện dễ dàng.

 
Chính vì vậy, việc hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng rất cần thiết giúp cho cán bộ y tế các cấp triển khai trương trình dinh dưỡng cũng như các đồng nghiệp làm dinh dưỡng và các lĩnh vực liên quan áp dụng và tham khảo.


Chúng tôi xin giới thiệu trong bài viết này các tài liệu sau:

1. Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em (cho các lứa tuổi) dựa vào Z-Score của các chỉ số: Cân nặng theo tuổi; Chiều cao theo tuổi (hoặc Chiều dài nằm theo tuổi, nếu là trẻ em dưới 2 tuổi); Cân nặng theo chiều cao; BMI theo tuổi; Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp tham khảo cũng như phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo mạng lưới dinh dưỡng hiện nay (các bạn xem các bảng, từ Bảng 01 đến Bảng số 09 dưới đây cho trẻ em; Bảng số 10 dành cho người trưởng thành).
 
 
 

 

2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em (0-19 tuổi) dựa vào Z-score và BMI (Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế thế giới)

 

 
 

3. Tham khảo Các Bảng biểu tra cứu tình trạng dinh dưỡng trẻ em:

3. 1. Bảng tra cứu Tình trạng dinh dưỡng theo Z-score của trẻ TRAI từ 0 - 19 tuổi (theo 3 chỉ số: W/A; (L/A) H/A; BMI/A)

3. 2. Bảng tra cứu Tình trạng dinh dưỡng theo Z-score của trẻ GÁI 0 - 19 tuổi (theo 3 chỉ số: W/A; (L/A) H/A; B MI/A)


PGS. TS. Lê Danh Tuyên - ThS. Trịnh Hồng Sơn
 (Viện Dinh dưỡng)