Nồng độ microalbumin niệu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú

Tác giả: Phạm Đức Minh
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 18 - Số 5 + 6 - Vol.18 - No. 5 + 6 - Năm 2022/ Year 2022
Tóm tắt tiếng Việt:

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ microalbumin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 103.
 
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 136 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được làm xét nghiệm microalbumin niệu khi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1-4 năm 2021. Các yếu tố liên quan đến nồng độ microalbumin niệu và tình trạng microalbumin niệu cao được phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến tổng quát hóa và hồi quy logistic đa biến.
 
Kết quả: Giá trị trung vị (khoảng tứ phân vị) của nồng độ microalbumin niệu là 9,25 (5,03-28,95) (mg/L). Tỷ lệ bệnh nhân bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có albumin niệu cao là 24,3%. Các yếu tố liên quan đến nồng độ microalbumin niệu gồm tuổi (β=0,032; p=0,016); Tập thể dục thường xuyên (β=-0,919; p=0,004); BMI (β=0,08; p=0,014); Cholesterol (β=-0,370; p<0,0001); Creatinin (β=0,018; p=0,003).Một số yếu tố tăng nguy cơ MAU (+) gồm: Tuổi ≥65 (OR=3,47; 95CI 1,31-9,19; p=0,012); Chỉ số khối cơ thể (OR=1,15; 95CI 0,99-1,349; p=0,07); Creatinin (OR=1,03; 95CI 1,002-1,06; p=0,027); Thuốc tiêm insulin (OR=13,7; 95CI 1,14-164,4; p=0,039).
 
Kết luận: Tỷ lệ microalbumin niệu (+) cao ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú. Tuổi, chỉ số khối cơ thể, thuốc tiêm có liên quan tới nồng độ albumin niệu cao. 

Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, microalbumin niệu, yếu tố liên quan

Microalbuminuria and its associated factors in type 2 diabetes outpatients

Author: Pham Duc Minh
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 18 - Số 5 + 6 - Vol.18 - No. 5 + 6 - Năm 2022/ Year 2022
English summary:

Aims: To evaluate microalbumin concentration and related factors in type 2 diabetic outpatients at 103 Military Hospital.
 
Methods: Cross-sectional study was conducted in 136 patients with type 2 diabetes and treated as outpatients at 103 Military Hospital from January to April 2021. They were tested for microalbuminuria. Associated factors with microalbumin concentration and high microalbumin status were tested using Generalized Linear Model and Multivariable logistic regression analysis, respectively.
 
Results: The median (interquartile range) of microalbuminuria was 9.25 (5.03-28.95) (mg/L). The rate of the patients  with high albuminuria was 24.3%. Factors associated to microalbuminuria level included age (β=0.032, p=0.016), regular exercise (β=-0.919; p=0.004), body mass index (β=0.08; p=0.014), serum cholesterol (β=-0.370; p<0.0001), and serum creatinine (β=0.018; p=0.003). Some factors associated with the risk of MAU (+) included age ≥65 (OR=3.47; 95CI 1.31-9.19; p=0.012), body mass index (OR=1.15; 95CI 0.99-1.349; p=0.07); serum creatinine (OR=1.03; 95CI 1.002-1.06; p=0.027); Insulin injections (OR=13.7; 95CI 1.14-164.4; p=0.039).
 
Conclusions: The rate of positive microalbuminuria is high in the outpatients with type 2 diabetes. Age, body mass index, and injections are associated with high albuminuria. 

Keyword: Type 2 diabetes, microalbuminuria, associated factors