Tóm tắt tiếng Việt:
Mục tiêu: Thẩm định phương pháp định lượng 5,6-dehydrokavain (DK) trong lá cây riềng ấm (Alpinia zezumbet) và bột riềng ấm bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector mảng diod.
Phương pháp: 5,6-dehydrokavain được chiết ra khỏi nền mẫu bằng cách siêu âm trong methanol tại 40 oC; sau đó được tách qua cột C8 với pha động gồm methanol và axit acetic 1%. Thời gian phân tích là 10 phút, detector cài đặt bước sóng phát hiện tại 343 nm. Các thông số thẩm định thực hiện theo hướng dẫn của AOAC 2016.
Kết quả: Khoảng tuyến tính của phương pháp từ 0,05 µg/ml tới 10 µg/ml với hệ số tương quan r= 1. Giới hạn phát hiện của 5,6 - dehydrokavain trong nền mẫu lá tươi và bột lá lần lượt là 30,3 µg/100g, 60,6 µg/100g, giới hạn định lượng lần lượt là 100 µg/100g và 200 µg/100g. Phương pháp có độ thu hồi trong khoảng từ 99,7-104,4 %, với độ lặp lại (RSD%) từ 1,0-6,6 %.
Kết luận: Các thông số thẩm định của phương pháp đều đạt yêu cầu theo hướng dẫn của AOAC. Đây là phương pháp đơn giản, đáng tin cậy và có thể sử dụng để nghiên cứu, xác định hàm lượng 5,6 - dehydrokavain trong lá và bột riềng ấm.
Tài liệu tham khảo
1. Xuan TD, Teschke R. Dihydro-5,6-dehydrokavain (DDK) from Alpinia zerumbet: Its isolation, synthesis, and characterization. Molecules. 2015;20:16306–16319.
2. Pham Thi Be Tu and Shinkichi Tawata. Anti-Obesity Effects of Hispidin and Alpinia zerumbet Bioactives in 3T3-L1 Adipocytes. Molecules. 2014;19:16656-16671. Doi:10.3390/molecules191016656.
3. Yen Thi Kim Nguyen, Jeong Yong Moon, Jiyeon Ryu, Sangmi Eum, Tran The Bach and Somi Kim Cho. Methanol Extract of Aerial Parts of Pavetta indica L. Enhances the Cytotoxic Effect of Doxorubicin and Induces Radiation Sensitization in MDA‐MB 231Triple‐Negative Breast Cancer Cells. Molecules. 2019;24:2273. Doi:10.3390/molecules24122273.
4. Rao YK, Shih HN, Lee YC, Cheng WT, Hung HC, Wang HC, Chen CJ, Tzeng YM, Lee, MJ. Purification of kavalactones from Alpinia zerumbet and their protective actions against hydrogen peroxide-induced cytotoxicity in PC12 cells. J Biosci Bioeng. 2014;118:679–688.
5. Fuad Ali Tarbah. Analytical studies on the kavain metabolism in human specimen and liver cell lines. Dissertation zur forensischen Toxikologie - PhD Thesis in Forensic Toxicology. T + K 71. 2004;(2):89. Https://d-nb.info/970019947/34.
6. Viorica Lopez-Avila and George Yefchak. Identification of Compounds in Commercial Kava Extracts by Gas Chromatography with Electron Ionization High-Resolution Mass Spectrometry. The Open Analytical Chemistry Journal. 2009;3:22-31.
7. Cristiane P. Victório, Daniela S. Alviano, Celuta S. Alviano, Celso L. S. Lage. Chemical composition of the fractions of leaf oil of Alpinia zerumbet (Pers.) B.L. Burtt & R.M. Sm. and antimicrobial activity. Rev brasfarmacogn. 2009;19(3). Doi: 10.1590/S0102-695X2009000500008.
8. Lahlou S, Galindo CA, Leal-Cardoso JH, Fonteles MC, Duarte GP. Cardiovascular effects of the essential oil of Alpinia zerumbet leaves and its main constituent, Terpinen-4-ol, in rats: role of the autonomic nervous system. Planta Med. 2002;68(12):1097-1102. Doi: 10.1055/s-2002-36336.
9. Makise T, et al. Analyses of expression of “Sirt 1” gene of mouse by Jipang Ginger (fermented Alpinia Zerumbet. Transgenic INC. 2014.
10. Upadhyay A, Makise T. Change in gene expression by Alpinia leaf extract”. University of the Ryukyus. 2012.
11. AOAC Official methods of Analysis (2016), Appendix F. Guideline for standard method performance requirements.