Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi trung ương năm 2023

Tác giả: Trần Thị Thu Huyền, Phạm Thị Trang, Vũ Trung Nghĩa, Nguyễn Quang Dũng
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 20 - Số 1 - Vol.20 - No.1 - Năm 2024/Year 2024
Tóm tắt tiếng Việt:

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 142 người bệnh, chọn mẫu thuận tiện, thu thập số liệu nhân trắc, hoá sinh, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số BMI và công cụ đánh giá tổng thể chủ quan SGA.
 
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh thiếu năng lượng trường diễn là 37,3%. Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA là 86,6%, trong đó suy dinh dưỡng mức nặng (SGA-C) chiếm 11,2%. Tỷ lệ người bệnh có nồng độ albumin huyết thanh dưới 35 g/L ở nhóm SGA-C (43,8%) cao hơn đáng kể so với nhóm SGA-B (18,7%) và nhóm SGA-A (5,2%) với p = 0,015. Tỷ lệ người bệnh có nồng độ protein huyết thanh dưới 60 g/L là 7,0%.
 
Kết luận: Người bệnh đợt cấp COPD có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng sớm để đề phòng suy dinh dưỡng và cải thiện hiệu quả điều trị.
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Adeloye D, Chua S, Lee C, et al. Global and regional estimates of COPD prevalence: Systematic review and meta–analysis. J Glob Health. 2015;5(2), 020415. 
 
2. Nguyễn Thanh Hà, Phạm Thị Mai Ngọc, và Chu Hải Đăng. Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021;145(9):62–68. 
 
3. Đỗ Nam Khánh, Phạm Thị Mai Ngọc, và Chu Hải Đăng. Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;508(1):55–58. 
 
4. Lê Thị Diễm Tuyết. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 2016;12(3):52–57. 
 
5. Fink J da S, Mello PD de, và Mello ED de. Subjective global assessment of nutritional status – A systematic review of the literature. Clinical Nutrition. 2015;34(5):785–792. 
 
6. Nguyễn Thị Thùy Linh. Thực trạng dinh dưỡng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2017. Khoa học điều dưỡng. 2020;3:27–33. 
 
7. Hogan D, Lan LTT, Diep DTN et al. Nutritional status of Vietnamese outpatients with chronic obstructive pulmonary disease. J Human Nutrition Diet. 2017;30(1):83–89. 
 
8. Gupta B, Kant S, và Mishra R. Subjective global assessment of nutritional status of chronic obstructive pulmonary disease patients on admission. Int J Tuberc Lung Dis. 2010;14(4):500–505. 

Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh viện Phổi Trung ương

Nutritional status of patients during the acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease at the national lung hospital in 2023

Author: Thi Thu Huyen TRAN, Thi Trang PHAM, Trung Nghia VU, Quang Dzung NGUYEN
Tạp chí DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 20 - Số 1 - Vol.20 - No.1 - Năm 2024/Year 2024
English summary:

Aims: To assess the nutritional status of patients during the acute exacebation ofchronic obstructive pulmonary disease (COPD).
 
Methods: A cross-sectional study wasconducted at the National Lung Hospital on142 patients, using the convenient sampling, collecting anthropometric and biochemical data, and assessing the nutritional status using BMI and the subjective global assessment tool (SGA).
 
Results: The prevalence of patients with chronic energy deficiency was 37.3%. The prevalence of patients at risk of malnutrition according to SGA was 86.6%, of which severe malnutrition (SGA-C) accounted for 11.2%. The prevalence of patients with serum albumin concentration below 35 g/L in the SGA-C group was 43.8%, significantly higher than the SGA-B group: 18.7% and the SGA-A group: 5.2 % (p = 0.015). The prevalence of patients with serum protein levels below 60 g/L was 7.0%.
 
Conclusion: Patients with acute exacerbation of COPD are at high risk of malnutrition, necessaryto assess malnutrition and undertake early nutritional intervention to prevent malnutrition and improve treatment outcomes.
 
References
 
1. Adeloye D, Chua S, Lee C, et al. Global and regional estimates of COPD prevalence: Systematic review and meta–analysis. J Glob Health. 2015;5(2), 020415. 
 
2. Nguyễn Thanh Hà, Phạm Thị Mai Ngọc, và Chu Hải Đăng. Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021;145(9):62–68. 
 
3. Đỗ Nam Khánh, Phạm Thị Mai Ngọc, và Chu Hải Đăng. Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;508(1):55–58. 
 
4. Lê Thị Diễm Tuyết. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 2016;12(3):52–57. 
 
5. Fink J da S, Mello PD de, và Mello ED de. Subjective global assessment of nutritional status – A systematic review of the literature. Clinical Nutrition. 2015;34(5):785–792. 
 
6. Nguyễn Thị Thùy Linh. Thực trạng dinh dưỡng của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2017. Khoa học điều dưỡng. 2020;3:27–33. 
 
7. Hogan D, Lan LTT, Diep DTN et al. Nutritional status of Vietnamese outpatients with chronic obstructive pulmonary disease. J Human Nutrition Diet. 2017;30(1):83–89. 
 
8. Gupta B, Kant S, và Mishra R. Subjective global assessment of nutritional status of chronic obstructive pulmonary disease patients on admission. Int J Tuberc Lung Dis. 2010;14(4):500–505. 

Keyword: Nutritional status, chronic obstructive pulmonary disease, National Lung Hospital