Đọc nhãn dinh dưỡng để lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Cập nhật: 12/24/2021 - Lượt xem: 2349

Thế nào là thực phẩm lành mạnh?

Thực phẩm lành mạnh là những thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và muối (natri). Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chia làm 2 loại chính, thực phẩm tự nhiên và thực phẩm qua chế biến (thủ công hoặc công nghiệp). Thực phẩm tự nhiên bản chất là lành mạnh, tuy nhiên tuỳ thuộc cách chế biến, và cách ăn của con người vô hình chung gán mác chúng trở thành lành mạnh hay không lành mạnh.

Quá trình chuyển đổi dinh dưỡng biến đổi hệ thống thực phẩm trên toàn cầu, định hình sức khỏe cộng đồng và thay đổi môi trường. Thành phần chế độ ăn uống chuyển đổi theo hướng thực phẩm có nguồn gốc động vật và năng lượng (calo) rỗng, trong khi việc tiêu thụ rau, trái cây và các loại hạt tăng không đủ. Thực phẩm nguồn động vật giàu năng lượng trở nên không lành mạnh khi tiêu thụ với số lượng lớn và thay thế các nhóm thực phẩm lành mạnh hơn (1). Bên cạnh đó là gia tăng tiêu thụ các thực phẩm đóng gói sẵn, thức ăn nhanh. Phần lớn các thực phẩm chế biến sẵn được quảng cáo rộng rãi là các thực phẩm không lành mạnh theo ngưỡng của WHO đối với chất béo, đường, natri và / hoặc năng lượng (2). Tiếp thị thực phẩm và đồ uống không lành mạnh đã làm tăng khẩu phần ăn và ảnh hưởng đến sở thích ăn uống ở trẻ em trong hoặc ngay sau khi tiếp xúc với quảng cáo (3) (4). Thực phẩm chế biến sẵn thường giàu năng lượng, chứa các loại chất béo không lành mạnh, tinh bột tinh chế, đường tự do và muối, đồng thời là nguồn nghèo protein, chất xơ và các vitamin và khoáng chất thiết yếu (5).

Vậy trong thời kỳ thực phẩm đóng gói sẵn lên ngôi, chúng ta cần lựa chọn những thực phẩm bao gói sẵn lành mạnh như thế nào? Thế nào là thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và muối (natri).

Cách đọc nhãn dinh dưỡng để lựa chọn các thực phẩm lành mạnh

Nhãn dinh dưỡng có hai loại: nhãn dinh dưỡng mặt sau (Thông tin dinh dưỡng) và nhãn dinh dưỡng mặt trước, cung cấp cho người tiêu dùng thông tin để lựa chọn sản phẩm và kiểm soát được lượng thực phẩm có nhiều chất béo, muối và đường tự do.

Với các thực phẩm được qua chế biến, trong quá trình chế biến người sản xuất phải hạn chế sử dụng hoặc làm gia tăng các thành phần tạo nên thực phẩm “không lành mạnh” thông qua việc kiểm soát các thành phần “xấu” như muối, đường tự do (free sugars), chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Ở nhiều quốc gia hiện nay, bên cạnh nhãn thực phẩm thì nhãn dinh dưỡng là bắt buộc phải có trên bao bì thực phẩm.
 

Thông tin dinh dưỡng trên nhãn mặt sau thường thể hiện các thông số sau:

Nhãn dinh dưỡng của Anh

  • Serving size & Servings per container: Khẩu phần ăn, số khẩu phần ăn trong một sản phẩm đóng gói
  • Calories: Năng lượng
  • Total fat (saturated fat, trans fat): Tổng chất béo (chất béo bão hoà, trans-fat)
  • Choleterol              
  • Sodium (Natri)
  • Total Carbohydates (dietary fiber, sugars): Tổng lượng carbohydates (chất xơ, đường)
  • Protein
  • %DV: % giá trị hàng ngày

Với Nhãn dinh dưỡng của Mỹ thông số về đường (sugars) được ghi là tổng đường (total sugars) trong đó có bao gồm đường thêm vào (added sugars) (đường thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm).

Một số nhà sản xuất hiện nay còn đưa các thông tin về thành phần không lành mạnh lên mặt trước của bao bì hoặc đưa ra các chỉ thị màu về các thành phần này để giúp người tiêu dùng có thể nhận diện được mức của các thành phần này trong thực phẩm đóng gói (màu đỏ là ở mức cao, màu cam là mức trung bình và màu xanh là mức thấp). Thực phẩm càng có nhiều màu xanh thì càng lành mạnh. Thực phẩm nhiều màu đỏ là thực phẩm chúng ta cần giảm hoặc kiểm soát lượng tiêu thụ. Chúng ta hãy là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn thực phẩm tự nhiên hay thực phẩm chế biến với các thông tin và lời khuyên trong bài báo này.

Hình ảnh minh họa: Chỉ thị màu tương ứng với hàm lượng các thành phần không lành mạnh trong thực phẩm đóng gói (6).

Ngoài ra với các thực phẩm đóng gói sẵn, ngoài nhãn dinh dưỡng mặt trước và mặt sau còn có tuyên bố sức khoẻ/tuyên bố chất dinh dưỡng được đưa ra trên bao bì (Health claims/ Nutrient Claims)

Dưới đây là một số tuyên bố phổ biến nhất (7):

1. “No added sugar” Không có đường thêm vào, nhưng không có nghĩa là không có đường trong sản phẩm. Một số sản phẩm có lượng đường tự nhiên cao. Việc không thêm đường không có nghĩa là sản phẩm đó tốt cho sức khoẻ. Các chất thay thế đường không lành mạnh cũng có thể đã được thêm vào.

2. “Low-calorie” Lượng calo thấp. Các sản phẩm có hàm lượng calo thấp phải có lượng calo ít hơn một phần ba so với sản phẩm ban đầu của thương hiệu. Tuy nhiên, phiên bản ít calo của một thương hiệu có thể có lượng calo tương tự như một thương hiệu gốc khác.

3. “Low-fat” Ít béo. Nhãn này thường có nghĩa là chất béo đã được giảm với chi phí thêm đường. Hãy rất cẩn thận và đọc danh sách thành phần.

4. “Low-carb” Ít tinh bột. Gần đây, chế độ ăn kiêng low-carb có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm chế biến được dán nhãn low-carb thường vẫn là thực phẩm chế biến sẵn không tốt, tương tự như thực phẩm chế biến ít chất béo.

5. “No transfat” Không có chất béo chuyển hóa. Cụm từ này có nghĩa là "ít hơn 0,5 gram chất béo chuyển hóa trên mỗi khẩu phần". Do đó, nếu kích thước phục vụ nhỏ một cách sai lệch, sản phẩm vẫn có thể chứa chất béo chuyển hóa.

Tham khảo ngưỡng các thành phần “không lành mạnh” trong thực phẩm được quy định trong nhãn mặt trước tại Anh và một số nước theo bảng sau (6):
 

 

Hướng dẫn Cảnh báo cho Nhãn Thực phẩm Sản phẩm Chế biến tại Peru, 2017 (8)

 

Tài liệu tham khảo

1. Bodirsky BL, Dietrich JP, Martinelli E, Stenstad A, Pradhan P, Gabrysch S, et al. The ongoing nutrition transition thwarts long-term targets for food security, public health and environmental protection. Sci Rep [Internet]. 2020 Nov 18 [cited 2021 Sep 8];10(1):19778. Available from: https://www.nature.com/articles/s41598-020-75213-3

2. Kelly B, Vandevijvere S, Ng S, Adams J, Allemandi L, Bahena-Espina L, et al. Global benchmarking of children’s exposure to television advertising of unhealthy foods and beverages across 22 countries. Obes Rev [Internet]. 2019 [cited 2021 Sep 7];20(S2):116–28. Available from: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/obr.12840

3. Boyland EJ, Nolan S, Kelly B, Tudur-Smith C, Jones A, Halford JC, et al. Advertising as a cue to consume: a systematic review and meta-analysis of the effects of acute exposure to unhealthy food and nonalcoholic beverage advertising on intake in children and adults1,2. Am J Clin Nutr [Internet]. 2016 Feb 1 [cited 2021 Sep 7];103(2):519–33. Available from: https://doi.org/10.3945/ajcn.115.120022

4.Sadeghirad B, Duhaney T, Motaghipisheh S, Campbell NRC, Johnston BC. Influence of unhealthy food and beverage marketing on children’s dietary intake and preference: a systematic review and meta-analysis of randomized trials. Obes Rev [Internet]. 2016 [cited 2021 Sep 7];17(10):945–59. Available from: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/obr.12445

5. The Market for Highly Processed Food and Drink: [Internet]. [cited 2021 Aug 16]. Available from: https://www.unicef.org/eap/reports/market-highly-processed-food-and-drink-1

6. Check the label [Internet]. Food Standards Agency. [cited 2021 Oct 11]. Available from: https://www.food.gov.uk/safety-hygiene/check-the-label

7. Food labelling terms [Internet]. nhs.uk. 2018 [cited 2021 Sep 21]. Available from: https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/food-labelling-terms/

8. GAIN. Peru Publishes Warning Manual for Processed Product Food Labels [Internet]. 2017 Sep p. 12. Available from: https://apps.fas.usda.gov/newgainapi/api/report/downloadreportbyfilename?filename=Peru%20Publishes%20Warning%20Manual%20for%20Processed%20Product%20Food%20Labels_Lima_Peru_9-27-2017.pdf

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương - Viện Dinh dưỡng